BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LÀ GÌ?
Lo âu là một hiện
tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên người mắc bệnh rối
loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá mức về các tình huống hằng ngày.
Hội chứng rối loạn lo
âu hay rối nhiễu lo âu (tên tiếng Anh là: anxiety disorder) là rối
loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có
lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động chức năng của và cuộc sống của người bệnh.
MỘT SỐ KIỂU RỐI LOẠN LO
ÂU
Hội chứng sợ nơi, hoàn
cảnh: là một dạng rối loạn mà người bệnh thường sợ và tránh
những nơi làm cho họ bất an, cảm thấy không ai giúp mình.
Rối loạn lo âu do vấn
đề sức khỏe: bao gồm các triệu chứng lo âu và hoảng sợ do vấn đề sức
khỏe của người bệnh gây ra.
Rối loạn lo âu toàn
thể: lo âu quá mức về việc gì đó, ngay cả những việc rất là
thông thường, rối loạn này rất khó kiểm soát, thường xảy ra kèm theo các mối lo
âu khác hoặc trầm cảm.
Rối loạn hoảng sợ: cảm giác lo âu
quá mức đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại và tiến đến tột cùng nỗi sợ hãi
trong vòng vài phút. Người bệnh có thể cảm giác hoảng sợ, khó thở, đau ngực,
tim đập nhanh, đánh trống ngực. Những cơn hoảng sợ này làm cho họ lo lắng chúng
sẽ đến một lần nữa, hoặc cố tình tránh né tình huống đã xảy ra cơn hoảng sợ đó.
Im lặng có chọn lọc: đây là thất bại
của trẻ trong việc phát ra lời nói ở những tình huống nhất định, như là ở
trường học, ở nhà. Điều này gây trở ngại cho việc học, sinh hoạt ở nhà hay
ngoài xã hội.
Rối loạn lo âu phân
ly: là rối loạn lo âu ở trẻ, điển hình là lo âu quá mức ở
những mốc phát triển quan trọng của trẻ hoặc khi trẻ phải cách xa ba mẹ hoặc
người thân thiết.
Hội chứng sợ xã hội: là lo âu sợ hãi
ở mức cao, người bệnh cố tránh những hoàn cảnh làm cho bạn lo âu, mất ý thức,
lo lắng về những nỗi sợ vô hình.
Nỗi ám ảnh đặc biệt: là một sự lo âu
lớn khi người bệnh tiếp xúc với việc hay tình huống đặc biệt và họ luôn cố
tránh gặp phải.
Rối loạn lo âu gây ra
bởi chất: điển hình là các triệu chứng lo âu quá mức gây ra bởi lạm
dụng thuốc, tiếp xúc với chất độc.
Rối loạn lo âu đặc
hiệu và rối loạn lo âu không đặc hiệu: là thuật ngữ chỉ
sự lo âu mà không thể biết rõ nằm trong rối loạn nào, nhưng dấu hiệu biểu hiện
sự đau buồn, suy sụp.
DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU:
Những triệu chứng rối
loạn lo âu thường xuất hiện gồm:
- Căng thẳng, lo lắng
quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh
hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
- Đứng ngồi không yên:
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức.
- Khả năng tập trung
kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung.
- Cảm thấy sợ hãi vô lý:
Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ
là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng
như ám ảnh.
- Tim đập nhanh, mạnh,
hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay,
chân, đi tiểu nhiều lần;
- Cảm thấy mệt mỏi, uể
oải, đau mỏi xương khớp, cơ bắp, dây chằng.
- Chóng mặt, đau đầu kéo
dài, buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa,
thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm
thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Cảm thấy nghi ngờ bản
thân: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây
ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và
tình huống xung quanh.
NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI
LOẠN LO ÂU
Nguyên nhân chính xác
gây ra bệnh rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ. Việc trải qua sang chấn
trong cuộc sống cũng dễ dàng gây ra rối loạn lo âu. Ở một số người, rối loạn có
liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong
não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có
thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và thường xuyên căng
thẳng.
Các vấn đề sức khỏe
thể chất có liên quan với lo âu như:
- Các bệnh mãn tính khó
hỗ trợ điều trị
- Bệnh trào ngược dạ dày
thực quản (GERD).
- Rối loạn nội tiết tố
- Bệnh tiểu đường
- Hen suyễn
- Bệnh tim
- Bệnh xương khớp
- Bệnh suy giáp hoặc
bệnh cường giáp.
- Thời kỳ mãn kinh.
- U hiếm
- Bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính, hen
- Lạm dụng thuốc
- Cai rượu, cai thuốc
trầm cảm
- Đau mãn tính hoặc hội
chứng ruột dễ kích ứng
Chú ý: Sử dụng chất
kích thích như: rượu, bia, thuốc an thần, các chất gây nghiện trong một thời
gian dài có thể làm bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU
Cũng như nhiều rối loạn tâm lý khác việc điều
trị bao gồm hai phương pháp chính, đó là sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý
trong đó có liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn
tâm lý, thư giãn (người bệnh thực hành những bài tập thả lỏng cơ kết hợp với
tập thở khí công...)
Liệu pháp hành vi nhận
thức
Trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức
hiện còn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Việc điều trị bao gồm nhiều nội dung
khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cách xử lý khi có những biểu
hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những
liệu pháp giúp bệnh nhân dần dần thích nghi được với các hoàn cảnh gây ra tình
trạng lo âu và các triệu chứng sẽ dần biến mất. Để điều trị hiệu quả thường kết
hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và hành vi nhận thức.
Dùng thuốc
Loại thuốc đang được dùng phổ biến hiện nay là
nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin có
chọn lọc (SSRI) mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine,
sertraline, paroxetine… và loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin cùng
nhóm benzodiazepine. Tuy nhiên
việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh
nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện tài chính. Cũng cần phải hết
sức lưu ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng, SSRI là loại thuốc ít có nguy cơ
về tim mạch, kháng cholinergic và ngộ độc liên quan đến quá liều nhưng nó có
tác dụng phụ trên chức năng tình dục. Khi dùng loại thuốc nhóm benzodiazepin
thì có những nguy cơ phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài, chỉ nên sử dụng ở các
bệnh nhân buộc phải được kiểm soát các triệu chứng một cách nhanh chóng như là
bệnh nhân có nguy cơ nghỉ việc, nghỉ học. Loại thuốc chống trầm cảm 3
vòng thường có các nguy cơ tác dụng phụ lên hệ tim mạch,
vì vậy cần đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân cao tuổi (thường có hệ tim mạch
yếu) và những người có bệnh lý cơ thể kèm theo.
Lối sống và chế độ ăn
uống
Thay đổi lối sống bao gồm tập thể dục, trong đó
có bằng chứng vừa phải cho một số cải thiện, thường xuyên hóa giấc ngủ,
giảm lượng caffeine và
ngừng hút thuốc.
Ngừng hút thuốc có lợi ích trong lo âu lớn bằng hoặc lớn hơn so với
thuốc. Axit béo không bão hòa đa omega-3 (như dầu cá) có thể làm giảm lo
lắng, đặc biệt ở những người có triệu chứng quan trọng hơn.